当前位置:首页 > Công nghệ > Soi kèo phạt góc Crystal Palace vs Everton, 00h30 ngày 16/2 正文
标签:
责任编辑:Thể thao
Nhận định, soi kèo SHB Đà Nẵng vs Thể Công Viettel, 17h00 ngày 14/2: Tiếp tục chìm sâu
Trao đổi với phóng viên Dân trí,luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM, cho biết, các nhân viên y tế là viên chức làm việc tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM trước khi quyết định nghỉ việc, cần phải nắm rõ quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc của viên chức, được quy định tại Khoản 4, 5 và 6, Điều 29 Luật Viên chức 2010.
Cụ thể, viên chức làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày. Trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 6 tháng liên tục, phải báo trước ít nhất 3 ngày.
Viên chức làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong các trường hợp, như: Không được bố trí theo đúng vị trí việc làm, địa điểm làm việc hoặc không được đảm bảo các điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng làm việc.
Ngoài ra, nhân viên không được trả lương đầy đủ hoặc không được trả lương đúng thời hạn theo hợp đồng làm việc, bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng, viên chức nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở chữa bệnh, viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị từ 3 tháng liên tục mà khả năng làm việc chưa hồi phục, có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Nhân viên tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM thăm khám cho người dân (Ảnh: H.L.).
Nếu viên chức đang làm việc theo hợp đồng xác định thời hạn thuộc trường hợp "bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng", viên chức đó có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng, nhưng phải thông báo bằng văn bản về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 30 ngày; với các hợp đồng làm việc dưới 12 tháng, người lao động chỉ cần thông báo ít nhất 3 ngày.
Bên cạnh đó, tại Khoản 2, Điều 57, Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, sửa đổi bởi Khoản 34, Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP còn quy định, viên chức tạm thời không được giải quyết thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp: Đang trong thời hạn bị xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử; chưa làm việc đủ thời gian cam kết với đơn vị sự nghiệp công lập khi được cử đi đào tạo, trừ trường hợp đã đền bù chi phí đào tạo; chưa hoàn thành việc thanh toán các khoản tiền, tài sản thuộc trách nhiệm của viên chức đối với đơn vị sự nghiệp công lập; do yêu cầu công tác và chưa bố trí được người thay thế.
Có thể thấy, tuy pháp luật đã quy định rất rõ viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Khoản 4, 5 và 6, Điều 29 Luật Viên chức 2010, pháp luật cũng hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của viên chức trong các trường hợp tại Khoản 2, Điều 57 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Khoản 34, Điều 1 Nghị định 85/2023/NĐ-CP.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Viện Y dược học dân tộc TPHCM được quyền căn cứ vào lý do "do yêu cầu công tác, chưa bố trí được người thay thế", để không giải quyết đơn xin nghỉ việc của các viên chức đang công tác tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM; tuy nhiên, việc kéo dài thời gian, không có phương án giải quyết cụ thể vấn đề về công tác, bố trí người thay thế cho viên chức đang có nhu cầu nghỉ là không hợp lý. Việc này đã gây ảnh hưởng rất tiêu cực đến cuộc sống của các viên chức đang thật sự có hoàn cảnh khó khăn, không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, trường hợp các viên chức, người lao động nhận thấy có những hành vi sai trái tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM hoặc cho rằng quyền và lợi ích của mình đang bị xâm phạm, thì các viên chức, người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo lên các cơ quan có thẩm quyền như: Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế… hoặc khởi kiện ra cấp tòa án có thẩm quyền để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Về trách nhiệm của Viện Y dược học dân tộc TPHCM trong vụ việc trên, thông thường các kỳ thi tuyển viên chức sẽ diễn ra cách nhau 3-12 tháng trong cùng một cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thi tuyển.
"Do đó, việc kéo dài thời gian giải quyết đơn xin nghỉ của các viên chức hơn 2 năm vì "yêu cầu công tác, chưa bố trí được người thay thế" là không phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của đơn vị, có dấu hiệu vi phạm pháp luật và xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của các viên chức", Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TPHCM nói.
Một người dân đang chờ khám bệnh tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: H.L.).
Theo luật sư Hậu, với lý do chưa bố trí được người thay thế để kéo dài thời gian quyết đơn xin nghỉ của các viên chức, Viện Y dược học dân tộc TPHCM có thể bị xem xét về dấu hiệu vi phạm trong công tác tổ chức nhân sự, quản lý đơn vị sự nghiệp công lập. Bởi vì, khi phát sinh trường hợp viên chức có nhu cầu nghỉ việc, tức bộ máy của đơn vị sẽ có vị trí trống, khi đó người đứng đầu đơn vị có trách nhiệm tổ chức thi tuyển viên chức mới hoặc điều chuyển viên chức từ đơn vị khác.
Trong vụ việc này, người đứng đầu Viện Y dược học dân tộc TPHCM nếu không có lý do chính đáng sẽ bị xem xét về hành vi thiếu trách nhiệm trong công tác tổ chức, quản lý bộ máy đơn vị sự nghiệp, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của viên chức.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho rằng, Viện Y dược học dân tộc TPHCM viện dẫn lý do "do yêu cầu công tác, chưa bố trí được người thay thế"… để kéo dài thời gian, gây khó dễ, cố tình không giải quyết đơn xin nghỉ việc của các viên chức có hoàn cảnh thật sự khó khăn là không hợp lý và gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các viên chức tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM.
Theo đó, vụ việc này cần phải có sự can thiệp kịp thời của cấp có thẩm quyền, nhằm kiểm tra liệu có hay không các vi phạm, gây khó khăn, bức xúc cho người lao động, viên chức tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM.
"Tôi cho rằng quy định của pháp luật viên chức hiện nay cần phải có sự điều chỉnh để phù hợp với thực tế, nhằm cải thiện, mở rộng và đảm bảo được quyền lợi của các cá nhân là viên chức. Trong đó, quan trọng nhất là phải bổ sung quy định về thời gian tối thiểu để giải quyết đơn thư của viên chức, ngăn chặn tình trạng kéo dài như việc treo đơn xin nghỉ ở Viện Y dược học dân tộc TPHCM", luật sư Hậu nêu quan điểm.
Bên trong một phòng khám tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM (Ảnh: H.L.).
Luật sư Nguyễn Văn Hậu cho biết, tính đến nay, Đoàn Luật sư TPHCM đã tổ chức rất nhiều chuỗi hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí nhằm hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Các đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể tại Điều 7, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, gồm: Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; trẻ em; người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
Bên cạnh đó, Đoàn Luật sư TPHCM hỗ trợ người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính: Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; người nhiễm chất độc da cam; người cao tuổi; người khuyết tật; người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự; nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình; nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người; người nhiễm HIV.
"Trường hợp các nhân viên tại Viện Y dược học dân tộc TPHCM thuộc diện được trợ giúp pháp lý tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, Đoàn Luật sư TPHCM sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện trợ giúp pháp lý, các luật sư đồng ý cung cấp dịch vụ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhân viên này tại các cơ quan tư pháp hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật", luật sư Nguyễn Văn Hậu nói.
Như Dân trí đã thông tin, ngày 1/12/2021, chị N.B. nộp đơn xin nghỉ việc vì hoàn cảnh gia đình, báo cáo với Viện Y dược học dân tộc TPHCM sẽ thôi làm việc từ ngày 15/1/2022 (tức đúng 45 ngày sau khi nộp đơn theo Luật Lao động). Sau đó, Viện Y dược học dân tộc TPHCM viện dẫn "do yêu cầu công tác, chưa bố trí được người thay thế" và do viên chức "tự ý nghỉ việc", nên đơn xin nghỉ việc của chị B. không được giải quyết.
Sau hơn 2 năm bị "treo" đơn, cuộc sống gia đình nữ nhân viên y tế lao đao vì không xin được việc mới, không nhận được các khoản hỗ trợ thai sản khi sinh con, không được đóng bảo hiểm từ năm 2022.
Tương tự, chị M.T. cũng không được Viện Y dược học dân tộc TPHCM giải quyết nguyện vọng xin nghỉ việc từ đầu năm 2023 đến năm 2024, dù liên tục trình bày hoàn cảnh khó khăn. Hậu quả, nhiều tháng qua chị không có việc mới, cuộc sống và kinh tế gia đình bị ảnh hưởng nặng.
" alt="Đoàn Luật sư: Viện Y dược học dân tộc TPHCM xâm phạm quyền lợi viên chức"/>Đoàn Luật sư: Viện Y dược học dân tộc TPHCM xâm phạm quyền lợi viên chức
Em lấy chồng khi đang có công ăn việc làm khá tốt và một mức lương không hề thấp ở một công ty liên doanh với Nhật bản.
Tuy nhiên, khi em có bầu, cơ thể em yếu nên phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Từ đó, em ở nhà với bố mẹ chồng và trông vào đồng lương của chồng mang về để chi tiêu, ăn uống và nộp tiền điện nước, sinh hoạt cho bố mẹ. Nhưng cũng từ đó em mới cảm nhận được nỗi khổ sở, nhục nhã của một kẻ ăn bám.
![]() |
Ảnh minh họa |
Chúng em ăn riêng, mọi thứ tách biệt, chỉ chung chi tiền điện nước với bố mẹ chồng.
Thế nhưng, từ khi nghỉ ở nhà, ngoài việc bị nhiếc móc vì không kiếm ra tiền thì chuyện ăn uống của em cũng thường xuyên bị mẹ chồng can thiệp.
Mỗi ngày, cứ thấy em xuống nhà bật bếp nấu ăn sáng hay ăn trưa một mình (vì chồng em đi làm, đến tối mới về) thì dù đang ngủ hay đang xem ti vi, mẹ chồng em cũng phải chạy đến để ngó nghiêng, hỏi han xem em nấu món gì ? Sau đó, nếu thấy em chỉ rang cơm đơn thuần, hay làm bát mì tôm úp, bà sẽ lẳng lặng bỏ đi chỗ khác. Nhưng chỉ cần thấy em nấu một bữa ăn cầu kỳ, đủ chất, bao gồm cả rau, thịt, hay thêm món trứng, hoặc thỉnh thoảng đổi bữa bằng món cá thì y như rằng, bà chép miệng, lắc đầu rồi đứng canh cho tới khi em nấu nướng và ăn uống xong xuôi.
Sau đó, khi em đã lên phòng ngồi, bà mới ở dưới nhà kể lại với bố chồng, thậm chí là với cả các bà hàng xóm một cách tường tận việc ngày hôm nay em ăn món gì, ăn bao nhiêu bát cơm, bao nhiêu miếng thịt …Rồi bóng gió chửi em, bảo em ăn hoang, ăn phí, không biết quý trọng đồng tiền được làm ra từ mồ hôi nước mắt của chồng, không biết thương chồng nên mới ngồi ăn mà không chịu kiếm tiền.
Tất cả, em đều nghe thấy hết nhưng em vẫn cố nhẫn nhịn.
Nhưng rồi, sự nhẫn nhịn dù sao cũng chỉ có giới hạn, vì thế, khi không thể nhẫn nhịn được nữa, em mới mang chuyện đó ra kể với chồng. Chồng em giận mẹ nên thẳng thắn bảo bà không nên đem chuyện gia đình ra kể ở bên ngoài. Thêm vào đó, anh liên tục dặn bà ở nhà phải nhắc nhở em ăn thật nhiều để đảm bảo đủ chất cho đứa bé trong bụng phát triển.
Bà nghe thấy vậy thì chột dạ, nhưng vẫn không sửa được tật xấu của mình. Vì vậy, việc soi mói và để ý đến cả chuyện ăn uống của con dâu vẫn cứ tiếp diễn khiến em vừa tự ái, vừa stress nên có đợt, cả ngày em chỉ ăn một bữa cơm tối cùng chồng, còn lại, em chỉ ăn linh tinh, khi thì cái bánh bích quy, lúc thì úp bát mỳ tôm chống đói.
Kết quả là, khi đã bầu đến tuần 34, em mới chỉ tăng 6kg và thai nhi trong bụng được 1,6kg khiến bác sĩ phải gọi cả chồng em vào để nhắc nhở và căn dặn chuyện tẩm bổ gấp cho 2 mẹ con.
Chồng em lo cuống lo cuồng nên ngay hôm đó về nhà, anh tự đi mua đồ chất đầy tủ lạnh để trong phòng cho em. Sau đó, anh còn liên tục mua và chế biến rồi bắt em ăn rất nhiều đồ hải sản, thịt cá, trứng sữa …
Mẹ anh thấy vậy thì khó chịu ra mặt (dù rằng, mỗi lần mua bồi dưỡng cho em, chồng em chưa bao giờ quên phần của bố mẹ). Thế nên, cứ thấy anh đi vắng là bà vào phòng em, mở tủ lạnh để kiểm ra, và mở túi rác để xem em đã ăn những món gì trong ngày hôm nay, sau đó lại chép miệng, lắc đầu và tiếp tục bài ca kể lể với bố chồng, và các anh chị em chồng.
Thế rồi, chuyện đó cũng đến tai chồng em, nhưng anh chỉ khuyên em nên nghĩ đến con mà cố gắng ăn uống, bỏ qua những sự soi mói để ý của bà vì tính bà từ trước đến nay tiết kiệm chứ bà không có ác ý gì.
Tuy nhiên, thật khó để làm được việc đó, thật khó để ngồi ăn 1 bát cơm với cảm giác ngon miệng khi cứ có người ở bên cạnh lườm nguýt và đếm từng miếng ăn các chị nhỉ ?
Độc giả Hồng Trang
(Bắc Thăng Long – Hà Nội)
" alt="Bầu bí ăn cơm, mẹ chồng ngồi đếm từng miếng thịt"/>Venue 2021 với động cơ 1,6 lít, 4 xi-lanh công suất 121 mã lực kết hợp hộp số CVT và hệ thống dẫn động 4 bánh. Mức tiêu hao nhiên liệu dự kiến 7,8 lít/100 km đường nội thị và 6,9 lít/100 km đường quốc lộ.
Cô Hạnh Dung ơi!
Phải làm sao khi cháu đang sống không có cảm giác gọi là hạnh phúc? Cháu đã 24 tuổi rồi, có 2 con 1 trai ,1 gái. Nhưng vì đã vội vàng yêu, vội vàng lấy nên giờ cháu và ảnh gần như không còn tình cảm gì. Ngoài những lần tranh luận cãi cọ vì đủ thứ chuyện, dù là nhỏ nhất ra thì gần như cháu và ảnh không thể nhẹ nhàng nói chuyện. Nhiều lần cháu nhỏ nhẹ tâm sự nhưng anh ấy cũng làm cho to chuyện rồi lại cãi nhau.
Cháu cũng đã suy nghĩ rất nhiều về chuyện ly hôn, bởi vì anh ấy ngoài không tâm lý, không quan tâm gì vợ con lại còn hay nhậu nhẹt, chơi bời. Cháu thật sự rất chán nản, nhìn người ta có chồng quan tâm, bên cạnh, nhất là những ngày lễ mà cháu tủi thân lắm. Cháu đã khuyên can nhiều lần nhẹ có, dọa ly hôn có nhưng anh vẫn không thay đổi lại còn đi méc mẹ chồng cháu là cháu hở tý đòi ly hôn, làm mẹ chồng cháu chửi cháu.
Cháu đã suy nghĩ từ rất lâu về chuyện ly hôn nhưng nghĩ đến 2 đứa con cháu không đành lòng. Cô cho cháu lời khuyên với cháu nên cam tâm sống vì con hay tìm lối thoát cho cả 2 ????
Anh Vũ
Chào bạn,
Chắc chắn là Hạnh Dung không thể khuyên bạn “can tâm sống vì con” được. Bởi người mẹ, người cha thực sự sống vì con có nghĩa là phải tạo dựng cho con cái một môi trường sống hạnh phúc, ấy là khi cha mẹ thương yêu và kính trọng nhau, khi cha mẹ đồng lòng sống vì nhau và vì con. Một môi trường sống “ô nhiễm” với sự ghẻ lạnh, dửng dung và những lần cãi nhau liên tục không thể gọi là môi trường tốt và con cái chẳng thể nào nhận được gì từ cái sự “sống vì con “ đó nếu không nói là bất hạnh.
Như vậy thì chỉ còn có một con đường: tìm lối thoát cho cả hai. Lối thoát thì chắc có nhiều và lối thoát cuối cùng hết chắc chắn là ly hôn. Thế nhưng chỉ nên lựa chọn nó khi bạn đã cân nhắc hết tất cả mọi lối thoát khác và cảm thấy không thể nào làm khác được.
Bạn còn quá trẻ, chỉ mới 24. Chồng bạn chắc cũng thế. 24 tuổi với hai con quả là một gánh nặng kinh khủng cho cả hai vợ chồng. Bởi ở tuổi bạn, rất nhiều chàng trai cô gái còn ham chơi, ham vui và ham tìm kiếm sự nghiệp cho mình. Lúc này đây, chắc chắn là cả 2 bạn đều không thể có đủ thời gian cho cả việc nghỉ ngơi, giải trí lẫn việc mưu sinh kiếm tiền lo cho con, chăm sóc dạy dỗ giáo dục con.
Và vì thế, khi không khéo thu xếp, khi không có sự đống tâm đồng lòng, khi không có sự kiên trì nhẫn nại, hy sinh… một trong hai bạn sẽ buông rơi nghĩa vụ trách nhiệm của mình hoặc chán nản, mệt mỏi, bế tắc…Chồng bạn chọn con đường buông rơi trách nhiệm để sống cho những nhu cầu của mình. Bạn phải gánh hết mọi thứ trên vai và chuyện mệt mỏi đến mức không còn cảm thấy cấn đến sự có mặt của một người chồng như thế là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, tính đến những bồng bột, nông nổi của tuổi trẻ dẫn đến một đám cưới quá sớm, dẫn đến những trách nhiệm quá nặng và có thể là dẫn đến những nản chí quá nhanh, Hạnh Dung vẫn muốn bạn cân nhắc và cố gắng thêm trước vào ngõ thoát khác. Hãy tìm mọi cách để chồng hiểu, chia sẻ cùng bạn những công việc, lo lắng. Thay vì để chồng méc với mẹ chồng chuyện bạn đòi ly hôn, hãy tâm sự tìm kiếm ở gia đình chồng sự giúp đỡ, thuyết phục chồng thay đổi cách sống…
Từ tâm sự của bạn, Hạnh Dung thấy là chồng bạn, gia đình chồng đều không mong muốn những đổ vỡ đau buồn quá sớm. Bạn hãy cố gắng thêm lần nữa, sữa chữa những gì còn có thể. Trong trường hợp bạn không thể làm gì khác nữa, hãy làm sao để có một cuộc ly hôn tốt đẹp, để chồng bạn hiểu ra những trách nhiệm của mình mà cùng bạn chăm sóc con cái. Hay ít nhất để đừng là nát bấy những gì đã vỡ đổ!
HẠNH DUNG
(Theo PNO)